Mình thường thấy trên các lon nhớt
xe thường có ghi các chỉ số SAE 10w-40 , SAE 15w-40, SAE 20W-40, SAE
20w-50. Hôm nay rãnh rỗi mới google thử ý nghĩa các dòng đó là gì. Kết quả thu
được như sau:
10W-30 = If you operate in cold temperatures
that reach below freezing. A Synthetic oil is recommended
10W-40 = Recommended for most bikes.
15W-40 = Suitable for most bikes.
Many prefer and have had good experiences of using heavy duty Diesel Motor Oils
20W-50 = If your engine is burning
oil this thicker oil might be a better alternative.
10W-50 = If you run your bike long
and hard in hot environments.
15W-50 = If you run your bike long
and hard in hot environments.
10W-60 = If you run your bike long
and hard in hotter environments.
có thể tạm dịch:
* 20W-40: phù hợp với hầu hết xe máy và trong điều kiện thời tiết bình thường.
* 20W-50: dành cho xe hoạt động cường độ cao và ở thời tiết nóng.
* 10W-40: khởi động tốt và giải nhiệt tốt. Dành cho xe ở vùng nhiệt độ thấp và có nhu cầu giảm nhiệt độ máy. Đa số nhớt 10w-40 trên thị trường giá trên 50k vnd và có cấp nhớt từ SG, SJ trở lên. Phẩm chất nhớt cao, nên ưu tiên sử dụng loại này
* 5W-40 và 5W-50: Trên thị trường đã xuất hiện loại nhớt 5W. Nhiệt độ ở VN không quá lạnh để sử dụng loại nhớt này. Lưu ý đọc kỹ manual theo xe, vì một số dòng xe khuyên khách hàng không nên sử dụng nhớt 5W
Ý
nghĩa của các chỉ số bên trong thông số :(tương tự với các thông số còn lại)
Ví
dụ đối với 20W-50
20 (số đứng trước chữ W) ở đây dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 20W sẽ khởi động tốt ở -10ºC, dầu 10W khởi động tốt ở -20ºC. Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
20 (số đứng trước chữ W) ở đây dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 20W sẽ khởi động tốt ở -10ºC, dầu 10W khởi động tốt ở -20ºC. Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
50 (đứng sau chữ W) ở đây chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Vậy thì 20W-50 ở đây là đặc hơn 10W-40 rồi . Do 20w-50 đậm đặc hơn nên khi bạn dùng nhớt này bạn sẽ thấy máy "êm hơn". Tuy nhiên sử dụng nhớt 50 cần thận trọng:
Trong biểu đồ trên thì còn nói tới độ nhớt. Độ nhớt càng cao thì đa số các chi tiết máy đều thích => tạo màng dầu dày hơn => tăng độ ma sát thủy động. (Đổ nhớt 50 vô sẽ thấy máy êm hơn)
Tuy nhiên với một số chi tiết máy chịu tải cao như nhông hoặc cam cò thì nhớt đặc làm cho nó dễ bị rỗ bề mặt (masat thủy động đàn hồi).
Vì thế phương án tối ưu nhất cho xe đời mới vẫn là nhớt 40 và cấp tối thiểu là SG. (ví dụ 20w-40, 15w-40 hoặc 10w-40)
Kinh
nghiệm cá nhân: xe mới thì nên dùng SAE 10w-40 , SAE 15w-40, còn xe cũ (trên
25000 km) thì nên sử dụng SAE 20w-50.
Khi nào thì nên thay nhớt?
Điều này phụ thuộc vào điều kiện chạy
xe.
- Sự thay nhớt đều đặn rất quan trọng đối với việc kéo dài tuổi thọ động cơ xe. Khoảng cách thay nhớt tùy thuộc vào cách động cơ được sử dụng như thế nào. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thay nhớt, trước hết là vấn đề chạy xe trong điều kiện “bình thường” và điều kiện “khắc nghiệt”. Hầu hết các sách hướng dẫn của nhà sản xuất xe đều có nêu rõ hai chế độ bảo dưỡng xe căn cứ vào điều kiện chạy xe “bình thường” (ít sửa chữa) hay chạy xe “khắc nghiệt” (đòi hỏi sửa chữa nhiều).
- Chạy xe bình thường: Tốt nhất hoặc lý tưởng nhất để gọi là điều kiện chạy xe “bình thường” (rất tốt cho động cơ) là mỗi lần chạy liên tục trên 16 km để động cơ nóng lên, sau đó chạy tốc độ đều trên xa lộ trong điều kiện thời tiết và tải trọng trung bình và môi trường sạch bụi.
- Chạy xe khắc nghiệt: là thường xuyên chạy những đoạn đường ngắn dưới 16 km, nhiệt độ bên ngoài quá nóng, vừa chạy vừa ngừng trong thành phố hoặc để nổ máy chạy không tải quá nhiều (khi kẹt xe), kéo hoặc chở nặng, và môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bặm. Nếu bạn chạy xe ở một trong những điều kiện vừa nêu, thì động cơ xe bạn đang chạy trong điều kiện khắc nghiệt. Điều này rất phổ biến trong hầu hết các nước Đông Nam Á. Trong điều kiện đường sá ở nước ta chưa tốt (nhiều ổ gà, thường thắng gấp, tăng giảm tốc độ thất thường, …), chu kỳ thay nhớt nên ngắn hơn.
- Lịch thay nhớt thường phụ thuộc vào quãng đường thường xuyên đi dài hay ngắn, nhiệt độ ngoài trời và tải trọng xe có lớn hay không. Cần chú ý thay nhớt đúng kỳ. Nếu không, qua thời gian sử dụng, cáu cặn sẽ tích tụ trong rãnh pít-tông gây dính bạc séc-măng, làm tăng độ mài mòn xy-lanh, giảm tỉ số nén, xe sẽ hao xăng hơn, tiêu hao nhiều dầu hơn. Hậu quả là buồng nổ, bugi bị bám muội nhiều hơn, các sú-páp dễ bị tróc rỗ hơn.
nguồn:
xeco.wordpress.com, top1oil.com.vn, forum.xteam.vn
No comments:
Post a Comment