Sunday, October 26, 2014

50 mẹo giúp bạn thành du khách chuyên nghiệp

 
1. Luôn mang theo một chiếc khăn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn sẽ không thể biết được khi nào thì mình cần tới nó, cho dù là ở bãi biển, trong lúc đi dã ngoại, hay là trong phòng trọ nơi bạn nghỉ ngơi…
2. Mua một ba lô/va li nhỏ. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc mang quá nhiều thứ trong chuyến du lịch của mình và chỉ tập trung vào những thứ cần thiết. Chọn ba lô/va li phù hợp giúp bạn có một chuyến đi như ý muốn.
3. Hành lý gọn nhẹ. Bạn có thể chỉ cần mặc một chiếc áo thun trong nhiều ngày liên tiếp mà không cần phải thay. Đơn giản, những chuyến du lịch không nhất thiết phải mang quá nhiều đồ.
4. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị thêm vài đôi tất. Trong chuyến du lịch, những đôi tất bạn đi có thể giặt mà chưa kịp khô.
du-lich-4357-1413280872.jpg
Hãy để chuyến đi của bạn diễn ra một cách tự nhiên.
5. Mang theo nhiều thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng. Bạn sẽ không biết lúc nào thì các sự cố sẽ xảy ra. Do đó, hãy luôn luôn “dự trữ” cho mình những vật dụng cần thiết, nhất là thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng, phòng trường hợp thiên tai xảy ra hay trong trường hợp bạn bị cướp hoặc bị mất thẻ vẫn còn cái đề phòng thân.
6. Hãy chắc chắn sử dụng thẻ ngân hàng không bị thu phí. Bởi bạn cần số tiền đó để chi vào những việc cần thiết hơn.
7. Đi du lịch một mình ít nhất một lần. Bạn sẽ học được rất nhiều về bản thân mình cách làm thế nào để trở nên độc lập. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật. Du lịch solo sẽ dạy bạn cách làm thế nào để tự bảo vệ bản thân mình, nói chuyện với mọi người, và xử lý các tình huống xảy ra một cách dễ dàng.
8. Đừng ngại sử dụng bản đồ. Xem bản đồ khi du lịch có thể khiến bạn trở nên xa lạ với người dân địa phương, tuy nhiên đó là cách cơ bản nhất giúp bạn không bị lạc đường.
9. Đừng sợ đến những nơi xa lạ. Lang thang không mục đích qua một thành phố mới là một cách tốt để làm quen với nó. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những gì mà mình khám phá ra sau đó.
10. Hãy tìm đến các văn phòng du lịch địa phương. Họ biết tất cả mọi thứ đang diễn ra trong thị trấn/thành phố nơi bạn đang đến. Họ có thể gợi ý cho bạn những hoạt động giải trí miễn phí, các sự kiện đặc biệt xảy ra trong suốt thời gian du lịch của bạn. Sử dụng nguồn lực này cho chuyến đi của mình bạn nhé!
11. Chỉ mang theo số tiền cần thiết. Hạn chế mang theo tiền mặt quá nhiều, thay vào đó hãy mang theo thẻ ngân hàng các loại.
12. Luôn mang theo một… ổ khóa. Đừng cười, vì nó thật sự có ích đấy. Nhất là khi bạn ở trong một kí túc xá hay nhà trọ không có đầy đủ tiện nghi.
lock-9281-1413280872.jpg
Mang theo một chiếc ổ khóa cho chuyến du lịch không bao giờ là thừa. Ảnh: blogspot.
13. Hãy chuẩn bị thêm nhiều bản sao hộ chiếu và các giấy tờ quan trọng. Đừng quên gửi email cho chính bạn bản sao các loại giấy tờ cần thiết, để khi cần thì in ra và sử dụng.
14. Nhìn cả hai phía khi băng qua đường. Đặc biệt là ở các quốc gia có lưu lượng giao thông phức tạp.
15. Hãy hỏi thông tin cần thiết từ nhân viên lễ tân khách sạn, ngay cả khi bạn không ở đó. Họ biết cách để có những bữa ăn giá rẻ và các điểm đến hấp dẫn để vui chơi.
16. Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương nơi bạn đến. Người dân địa phương sẽ đánh giá cao khi bạn nói ‘ngôn ngữ’ của họ và điều này sẽ làm cho chuyến đi của bạn dẽ dàng hơn.
17. Đọc một cuốn sách lịch sử về điểm đến du lịch! Bạn không thể hiểu được vị trí hiện tại nơi bạn đang đứng nếu bạn không biết gì về quá khứ của nó.
18. Đừng xấu hổ khi bước vào một quán cà phê Starbucks.
19. Nhưng hãy xấu hổ nếu bạn đi vào McDonalds. Điều này là hết sức nghiêm túc. Vì thức ăn ở đó không lành mạnh với bạn lắm đâu.
20. Khi nhận phòng khách sạn, đừng ngại yêu cầu. Các khách sạn đa phần rất linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cấp bách có thể đổi cả phòng cho bạn!
21. Hãy đến các thư viện, quán cà phê (hầu hết các quán cà phê có Wi-Fi miễn phí) nếu bạn đang ở một nơi nào đó và có nhu cầu cần kết nối với mọi người.
22. Giờ ăn trưa là thời gian tốt nhất để ghé thăm các di tích lịch sử. Đó là thời điểm ít du khách tham quan nhất.
23. Đừng nên ăn uống trong một khu vực có quá nhiều khách du lịch.
24. Người dân địa phương thường không ra ngoài ăn tối mỗi đêm và bạn cũng nên như vậy. Hãy đi mua sắm, và bạn có thể học hỏi được rất nhiều về chế độ ăn uống của người dân địa phương bằng cách nhìn thấy các loại thực phẩm mà họ mua.
25. Thử ăn trưa tại các nhà hàng đắt tiền. Thông thường các nhà hàng sẽ cung cấp bữa ăn trưa đặc biệt (có cùng thực đơn như bữa ăn tối) nhưng chỉ với một nửa giá.
26. Chuẩn bị một chiếc đèn pin. Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy đường vào ban đêm, nơi không có đèn đường.
27. Mang theo một bộ dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng. Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc/kem kháng khuẩn và thuốc mỡ để bôi trên các vết cắt và trầy xước…
28. Chọn ở trong ký túc xá. Giá ở ký túc xá thường rẻ hơn khách sạn và bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người.
29. Hãy cởi mở với người lạ. Không phải ai cũng khó khăn, nhưng cũng không phải ai cũng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết bạn với một số người.
30. Bên cạnh đó, hãy biết cách tự bảo vệ mình. Một số người sẽ gây khó dễ với bạn, do đó hãy biết khi nào thì nên nghi ngờ người khác.
31. Hãy mạnh dạn thử các món ăn mới. Đừng quan trọng nó là gì. Bạn chỉ cần thử và quyết định ăn nếu như bạn thích. Nếu bạn không thử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một số món ăn địa phương tuyệt ngon.
eating-4309-1413280872.jpg
Đừng ngại thử các món ăn mới ở những nơi bạn ghé qua. Ảnh: Mark Wiens.
32. Tránh đi taxi. Nhiều khi bạn sẽ phải ngã ngửa với giá cả của loại phương tiện này.
33. Tham gia các tour đi bộ miễn phí sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về thành phố bạn đang du lịch.
34. Chụp ảnh hành lý và đồ dùng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại nếu hành lý chẳng may bị mất.
35. Trang bị một đôi giày tốt. Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều trong thời gian bạn đi du lịch. Do đó hãy trang bị cho mình một đôi giày tốt, và nó sẽ đưa bạn đến những nơi tuyệt vời.
36. Hãy tiêm phòng những căn bệnh cơ bản. Bởi vì trở thành nạn nhân một căn bệnh ở nước ngoài không phải là điều hay.
37. Tìm hiểu để biết cách mặc cả. Mặc cả là một niềm vui, thậm chí đó còn là cả một nghệ thuật đàm phán.
38. Mang theo áo khoác. Vì đêm xuống trời thường rất lạnh.
39. Ăn thức ăn đường phố. Nếu bạn bỏ qua những món ăn đường phố, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ cả một nền văn hóa. Đừng sợ hãi. Nếu bạn lo lắng, bạn có thể tìm đến những nơi mà trẻ em đang ăn. Nếu chúng được an toàn, thì bạn cũng sẽ an toàn.
40. Mua bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm du lịch là thứ mà bạn nhất định nên mua mặc dù bạn sẽ không bao giờ muốn sử dụng nó. Nhất là bảo hiểm du lịch có thể hỗ trợ liên quan đến cấp cứu y tế, tổn thất về tài sản và thậm chí là cả tính mạng khi bạn đang trong kỳ nghỉ.
41. Hãy kiên nhẫn. Du lịch là cuộc hành trình, không phải là đích đến. Do đó, hãy biết kiên nhẫn.
42. Hãy tôn trọng tất cả mọi người. Người dân địa phương sẵn sàng giúp đỡ bạn trong suốt chuyến đi, nhưng có thể bạn sẽ gặp những rắc rối về rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, hãy biết kiềm chế bản thân và tôn trọng những người giúp đỡ mình.
43. Đừng lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn. Hãy để chuyến du lịch của bạn diễn ra một cách tự nhiên.
44. Thư giãn trong suốt thời gian du lịch.
45. Chụp ảnh với tất cả những người bạn gặp trên đường. Vì sau chuyến đi, rất có thể bạn sẽ nhớ họ.
46. Biết cách chi tiêu hợp lý những cũng đừng nên quá keo kiệt. Bạn có thể xếp hàng săn đồ giảm giá nhưng không nên đi bộ hàng chục cây số chỉ để tiết kiệm vài đô la. Hãy tỏ ra là một người du lịch thông thái.
47. Mang theo một cái nút tai. Bạn có thể sẽ cần dùng đến nó khi muốn có một giấc ngủ yên tĩnh trên tàu, xe.
48. Khi đặt mua vé máy bay trên mạng hãy dùng chế độ ẩn danh. Việc này sẽ giúp cho hãng bay không nắm được thông tin của bạn, gây phiền toái cho sau này.
49. Chuẩn bị sạc dự phòng, phòng trường hợp điện thoại hay máy ảnh hết pin.
50. Cuối cùng là bỏ túi thêm lọ kem chống nắng để bảo vệ làn da trong suốt hành trình của bạn.
Trần Quỳnh
Theo Nomadicmatt


Mua đồ quân trang ở Sài Gòn

 Có hai công ty là công ty 32 và công ty 28, chuyên sản xuất quân trang, nghĩa là đồ đạc dành cho quân đội (có thể tìm hiểu thêm thông tin về hai công ty này trên google). Trước đây có bạn đọc giới thiệu mua giày và ba lô dành cho bộ đội để đi bụi vì vừa rẻ vừa bền chắc vừa khó bị chôm.

Công ty 32 (Aseco) nằm ở số 7 Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp  có 1 showroom ngay cạnh đó. Từ công ty đến showroom là quán cà phê Du Miên nằm giữa. Mọi người tìm đến công ty trước rồi tìm quán cà phê Du Miên, kế bên là cửa hàng (08.35897104). Cửa hàng bán rất nhiều quân trang, trong đó có đủ thể loại giày từ giày lính đến giày thời trang. Giày lính cũng có đủ kiểu, từ loại cổ cao đến bắp chân (chuyên dùng đi rừng), loại cổ cao qua mắt cá, loại giày mọi đến cả dép xăng đan nhựa. Đúng là giá cả thì khỏi nói, rẻ hơn các nhãn hiệu khác, chưa đến 100 ngàn đồng là đã có đôi giày bốt phủ mắt cá chân rồi. Trông rất chắc chắn! Ngoài ra còn có ba lô, quần áo, võng, tăng bạt, mũ nón. Đủ cả!

Các showroom khác của Aseco thì nằm ở 190D Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp & 100 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình. Vào trang Facebook này xem hình ảnh các loại giày thời trang nè!

Nghe nói là công ty 32 bán giày rẻ hơn, còn công ty 28 thì bán quần áo rẻ hơn! Cả hai công ty đều xuất thân từ Bộ Quốc Phòng.

Nguồn

Bạn phải tìm cho ra mình yêu cái gì!

Sáng nay tôi thức dậy với tin: Steve Jobs - cha đẻ của hãng máy tính Apple - qua đời ở tuổi 56.

Mặc dù không phải là một 'tín đồ' cuồng nhiệt cho các sản phẩm bóng loáng của hãng Apple nhưng tôi cũng thấy lòng mình chùng xuống. Tôi buồn và tiếc vì thế giới ngày hôm nay mất đi một con người có tài, có tâm, có tầm và dĩ nhiên có rất nhiều tiền nữa.

Trong phạm vi bài blog này, tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn vài suy nghĩ về chữ 'tâm' của Steve Jobs.

Ngày 14/06/2005, tại trường Đại học Stanford lừng danh thế giới của Hoa Kỳ, Steve Jobs đã chia sẻ câu chuyện 'tình yêu và nỗi mất mát' của mình trước các tân sinh viên vừa tốt nghiệp đại học xong, vẫn còn chân ướt chân ráo trước ngưỡng cửa sự nghiệp của mình đang mở ra trước mắt.

Cuộc đời của Steve Jobs và hãng Apple không phải lúc nào cũng một màu hồng. Năm 30 tuổi, ông bị Hội đồng quản trị của hãng Apple do chính tay mình tạo dựng sa thải, do bất đồng quan điểm với vị giám đốc điều hành lúc bấy giờ là John Sculley.

Chua xót. Ê chề. Nhưng ông nhận ra ngọn lửa đam mê công nghệ trong lòng ông vẫn còn đó. Năm năm sau, Steve Jobs đã thành lập nên một công ty mới mang tên NeXT và một công ty nữa mang tên Pixar, hãng sản xuất ra bộ phim hoạt hình điều khiển bằng máy tính đầu tiên trên thế giới với tựa đề Toy Story (Chuyện đồ chơi).

Thông điệp đơn giản mà ông muốn nhắn nhủ qua câu chuyện trên là: "Bạn phải tìm cho ra mình yêu cái gì!" (You've gotta find what you love). Điều này, theo quan điểm của ông, đúng cho cả công việc và cuộc sống. Bởi vì lập luận của ông là phần lớn cuộc đời của mình xoay quanh công việc mình làm. Nếu muốn cảm thấy thật sự thỏa mãn trong công việc thì phải tin rằng mình đang làm việc tốt. Mà muốn làm việc tốt thì phải yêu thích nó. Nếu chưa tìm ra thì phải tìm tiếp.

Đối với ông, những gì thuộc về tâm huyết thì tự khắc cái tâm nó sẽ biết. Cũng như trong chuyện tình cảm - càng lớn tuổi thì càng sâu thắm, và cũng như gừng, càng già càng cay.

Quả là một thông điệp màu hồng, đầy niềm khích lệ và hy vọng. Tôi xin kể lại câu chuyện trên như một phần tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp Steve Jobs - người đã dám sống cho 'tình yêu' của mình.
Nhưng 'tình yêu' là đề tài rất lớn, tốn không biết bao nhiêu giấy mực và công sức của nhân loại rồi, nên tôi xin không triển khai thêm ở đây. Và nó cũng là đề tài rất riêng cho mỗi người chúng ta, nên tôi để cho bạn một chút riêng tư để suy nghĩ về nó.

Xin cám ơn và chào vĩnh biệt Steve Jobs! Chúc ông yên nghỉ nơi chín suối...

Nguồn BBC

Sunday, October 19, 2014

[OS X] Tải về và tạo bộ cài 10.10 (Yosemite)

yosemite.
Như vậy là Yosemite 10.10 đã chính thức có mặt trên Appstore, để cập nhật thì đơn giản nhất là các bạn vào appstore nhấn tải về và chạy là xong, máy của bạn đã được cập nhật lên OSX bản mới nhất, tuy nhiên không phải ai cũng muốn cập nhật theo cách này, vì rất có khả năng sau một thời gian dài sử dụng, việc nâng cấp mới đồng thời cũng mang theo những lỗi lầm và rác hệ thống cũ (Xin đọc những lưu ý trước khi cập nhật Mac OSX 10.10). Nếu bạn muốn làm một bộ cài để cài mới hoàn toàn, xin mời làm theo bài viết này.

Chúng ta vẫn có 2 cách, 1 là làm tự động thông qua app DiskMaker X, 2 là dùng command line. cả hai cách đều rất đơn giản, chỉ mất vài phút để tạo bộ cài

Cách 1: Dùng DiskMaker X (Tải về miễn phí tại đây)
Sau khi tải về DiskMaker X, bạn cũng cần phải tải về bộ cài Yosemite, có thể tải trực tiếp ở Appstore hoặc Fshare theo 2 link dưới đây

Tải xong file cài, bạn để ở đâu đó trong ổ cứng, nếu bạn để nó thẳng vào thư mục Application thì xíu nữa chạy DiskMaker X tự nó thấy luôn, khỏi mất công, còn để chỗ khác thì xíu phải chỉ nó chỗ

1. Chạy DiskMaker X, nó sẽ hỏi bạn muốn tạo bộ cài cho cái gì, mình chọn 10.10
1.

2. Do mình tải file cài từ Apple nó nằm sẵn trong thư mục Application nên cái này nhận ra ngay, nếu bạn để chỗ khác thì nhấn vào nút "Use another copy" và tìm đến nơi đó
2.
3. Đưa 1 đĩa USB có dung lượng bằng hoặc hơn 8GB vào máy, có thể nhấn nút nào trong 2 nút ở dưới nó cũng qua bước sau là chọn ổ đĩa, Lưu ý là toàn bộ nội dung trên đĩa sẽ bị xóa nhé!
3.
4. Bước này bạn chọn cái ổ USB của mình, nhấn chọn nó "Choose this disk"
4.
5. Nhấn Erase then create the disk
5.
6. Lúc này máy sẽ yêu cầu bạn gõ mật khẩu tài khoản của bạn
6.
7. Máy chạy trong vài giây phút để tạo đĩa, nếu dùng usb 3.0 thì cỡ hai mươi giây là xong

7 .

8. Hoàn thành, bạn đã có 1 đĩa cài USB có thể boot được và cài bản Yosemite 10.10 final
8.

2. Cách 2: Dùng command line

. Các bạn cũng Sử dụng USB dung lượng từ 8Gb trở lên, mở Disk Ultility và format với định dạng Mac OS Extended
2.0.

. File cài sau khi tải về các bạn cần để trong thư mục Application, sau đó mở Terminal và copy paste dòng lệnh sau vào: bạn ghi chú chỗ mình đánh dấu màu hồng là tên ổ đĩa USB khi format, nếu bạn đặt tên ổ đĩa là khác thì nhớ đổi chỗ đó lại cho đúng

sudo /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/Yosemite --applicationpath /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app --nointeraction


2.1.

Máy chạy 1 tí là sẽ báo thành công, chúc mừng bạn

Nguồn: tinhte.vn

p/s: theo ý kiến riêng của mình thì các bạn nên dùng cách thứ 2 cho nhanh hơn, và tốt nhất là nên dùng usb 3.0.

Wednesday, October 15, 2014

Phỏng vấn xin việc

Rất đông sinh viên bây giờ có 2 cái nghiệp là tốt nghiệp và thất nghiệp. Nghịch lý là doanh nghiệp nào cũng tìm không ra nhân viên giỏi. Cung và cầu đều rất lớn, nhưng không gặp nhau.

Sức lao động là 1 loại hàng hóa, và lương chính là giá cả của hàng hóa đó. Nên hàng tốt giá cao và ngược lại. Có hàng bán chạy cũng có hàng tồn kho. Nên mỗi bạn phải tự thay đổi, để chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mới dễ bán. Vì sức hàng hóa là sản phẩm có thể thay đổi theo quyết tâm của mỗi cá nhân. Tập thể dục thể thao cho cơ thể tráng kiện. Hớt tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ thơm tho để ngoại quan dễ coi 1 chút. Rồi chăm chỉ đọc sách, học ngoại ngữ, đọc báo tin tức kinh tế xã hội, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Cần gì phải lên trung tâm, không có tiền thì học kiểu không có tiền. Mở internet ra, gì không có. Vô youtube.com, tha hồ giọng Anh giọng Mỹ. Lên các nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, các nhóm này nhóm kia, chạy bộ ở công viên, chạy trước nhà trọ, chạy trong phòng cũng được. Làm thêm chẳng từ việc gì để cọ xát thực tế. Ngày xưa, từ năm 2 năm 3 là Tony và các bạn cùng trang lứa đã làm thêm đủ nghề, từ phục vụ bàn, mở cửa ở khách sạn, tiếp thị, điều tra thị trường, bán hàng…vừa có tiền vừa có kinh nghiệm. Và bữa phỏng vấn chính là bữa GIỚI THIỆU và ĐÀM PHÁN BÁN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG, nên phải chuẩn bị chu đáo.

Có hàng hóa tốt rồi tổ chức rao bán khắp nơi, ở Hà Nội hết việc thì đi Đắc Lắc. Tụi Tây tụi Nhật, nhà giàu gấp mấy lần mình mà vẫn đi châu Phi làm việc có sao đâu. Đời người như cái đồng hồ cát, maxium 100 năm, 1 ngày sống là 1 ngày mình càng gần đến cái chết, mắc mớ gì mình lành lặn chân tay, biết đọc biết viết mà sáng ngủ dậy, rồi ăn, rồi ngủ, rồi hết ngày, uổng vậy. Đừng đổ lỗi cho ai. Đâu có thể thay đổi chương trình giáo dục, cũng đâu có thể thay đổi thầy cô, chỉ có 1 giải pháp duy nhất là TỰ THAY ĐỔI MÌNH. Giờ các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tư nhân...không quan tâm anh tốt nghiệp trường nào cả, qua được bài test IQ, EQ, kiến thức xã hội và tiếng Anh là vô làm. Còn giỏi nữa thì xuất khẩu qua nước ngoài làm việc. Không thì mở cái gì đó tự làm. Bỏ mấy trăm ngàn làm vốn, xuống ngoại thành mua rau về đầu hẻm ngồi bán cũng được vậy. Hỏi lý do thất nghiệp, đụng cái đám bất tài này là tụi nó đổ thừa xoen xoét. Tại nền giáo dục, tại thầy cô, tại cái trường, khởi nghiệp làm gì có vốn, thất nghiệp vì không có quen biết lớn, không ai xin cho mình đi làm….toàn lý do của người khác chứ không bao giờ nói TẠI MÌNH. Nên các bạn gặp đám này, nói thẳng luôn: thất nghiệp là tại mày LƯỜI chân tay và LƯỜI động não.

Tony phỏng vấn nhiều sinh viên mới tốt nghiệp và thấy buồn. Điều kiện học tập tốt hơn, sao chất lượng của hàng hóa sức lao động lại xuống? Kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, giao tiếp, tâm lý....phần lớn đều không bằng xưa. Hệ thống giáo dục ư, Tony và các bạn thế hệ Tony cũng đào tạo từ đó. Phương pháp đào tạo ư, thậm chí các bạn bây giờ có phương pháp đào tạo tiên tiến hơn. Internet phổ cập, giáo trình kinh doanh trường Harvard hay ĐH Cà Mau đều giống nhau cả. Vậy tại sao lại dở hơn xưa?

Bèn tự mình giải thích. Có thể do kinh tế gia đình bây giờ cũng đủ đầy nên chu cấp cho con cái khá nhiều, làm triệt tiêu khả năng phải làm việc để tồn tại của 1 số bạn. Có nhiều bạn kể với Tony, tốt nghiệp xong, em đi làm cũng được mà không đi cũng được, tháng nào cũng có mấy triệu gia đình gửi lên xài. Nên thái độ với công việc không tốt vì không có áp lực và đam mê. Tony có lần hẹn phỏng vấn bạn kia, đọc thấy bằng cấp tuyệt vời, thế là hẹn 2h chiều hôm sau lên phỏng vấn. Ngồi đợi đến 3h không thấy đâu, mới điện hỏi ai dè nó nói anh ơi em quên mất. Giờ em đang ngủ trưa, có gì mai em lên được không? Dạ được, anh Hai.

Có cô bé kia tốt nghiệp loại giỏi, phỏng vấn đã đời vào làm được 2 ngày thì lấp ló vào phòng Tony, nói em xin nghỉ vì 'Em tốt nghiệp về quản trị mà đi làm như thế này, má em biết má em mắng chết. Em phải làm đúng chuyên môn đào tạo là quản trị chiến lược". Dạ, thôi em về kêu má em mở công ty rồi em ngồi quản trị chiến lược đi, chứ ở đây chỉ có mình anh làm việc đó thôi, em đòi làm thì anh thất nghiệp sao.

Rồi hồ sơ xin việc sơ sài bắt ớn. Đâu cái đơn mua ngoài cửa hàng tạp hóa, viết vài chữ ở chỗ chấm chấm chấm. Rồi giấy khám sức khỏe cái chi cũng 10/10, cứ như bác sĩ tặng không. Rồi thấy ghi “kính gửi công ty phân bón Phượng Hồng” mang đến nộp, mình nói đây là công ty Phượng Tím em à, nó cãi Phượng Hồng. Mình nói ủa công ty của anh thì anh phải biết chớ, tên là Phượng Tím. Nó cãi 1 hồi thấy không xong nên nói thôi để em sửa lại, miệng lầm bầm nói Phượng Hồng không đặt, đặt Phương Tím nghe lúa thấy mẹ (mình đoán được, Tony vốn bậc thầy trong nghệ thuật nhép miệng đoán chữ). Có đứa đi phỏng vấn còn dắt theo 1 đám bạn ngồi lao nhao ngoài cửa, mình hỏi xin vui lòng cho biết ai đang xôn xao ngoài đó, nó nói dạ đám bạn thân của em. Mình hỏi, ơ mang theo chi vậy, nó nói tại tụi em đi chung cho vui. Lỡ anh không chịu nhận em thì em giới thiệu đứa khác vô liền cho anh coi. Ôi dễ thương quá.

Thời gian toàn là facebook với chat chit, vậy mà đơn xin việc nào cũng ghi sở thích là “đọc sách và thể thao”. Cái mình hỏi, thấy bạn ghi sở thích là đọc sách, thế chẳng hay cuốn sách bạn đang đọc có tựa đề gì. Nó bị bất ngờ, và vì nói xạo nên ấp úng một hồi rất lâu rồi trả lởi "Dạ, cô giáo Thảo". Đó là tất cả nó biết về văn hóa đọc. Còn thể thao, em đang chơi môn thể thao nào vậy. Nó nói dạ em hay quánh bida độ vào buổi tối. Thỉnh thoảng cũng có đánh bài như tiến lên xập xám phỏm bài cào. Cũng vận động tay mắt rất kinh anh à.

Ừa, thấy em hay quá, anh sẽ nhận em.


Nguồn 

Sổ tay đi đường (2)

Mường tượng ở đó có đôi ba em bé đang chơi chọi lon trên khoảng sân còn lún phún lúa rày, một bà già ngồi trở mớ chuối ép phơi vừa héo mặt. Vài người đàn ông đốt rơm nướng trui cá lóc cạnh mé kinh. Vườn rất xanh, lúp xúp cỏ chân vườn bên hàng rào thấp. Nhưng biết đâu, ở đó chỉ có một xóm nhỏ bỏ hoang vì đất đai khô hạn, và người đàn bà điên dại vẩn vơ nhai tóc bên bụi trâm bầu.
Nỗi tò mò ngọ nguậy mỗi khi tụi mình đi ngang qua mấy con đường mòn nhỏ chạy mút tì tè về đâu đó. Gầy gò gối đầu vào đường cái, không mời gọi, cũng không có vẻ gì trốn tránh, lộ xóm có thể trải đá xô bồ hay kê bằng tấm bê tông vừa vặn cho một xe máy, hoặc chỉ là đường đất dưới những tàng cây. Đường thẳng băng nhỏ dần như sợi chỉ ở cuối tầm mắt, hay nhiều khúc quanh cùi chỏ. Đường vắng tanh hay có một bầy trẻ con vừa tan học chấp chới khăn quàng. Quang cảnh chỗ vầy chỗ khác, nhưng những ngã đường quê có một điểm giống hệt nhau là không đưa ra lời hứa hẹn chắc chắn nào. Nếu quốc lộ, tỉnh lộ hay những con đường liên huyện đầy ổ voi ổ chó thường xởi lởi với khách bộ hành bằng bảng chỉ hướng đi, cột cây số “Trảng Gió – 53km”, “Mỹ Lạc – 36km”, thì ngõ xóm nẻo quê mù mịt. Không đi, sẽ chẳng thể biết chính xác những gì đang chờ đợi tụi mình. Dùng chữ ‘chờ đợi” có khi sai, mọi thứ mà con đường mòn mang theo cùng, chúng vẫn thanh thản tồn tại dưới vòm trời, không quan tâm tụi mình có ngang qua hay không.
Khi những điểm đến gây thất vọng với ngôi chùa ngập trong tiền lẻ và hàng quán bán thịt thú rừng, bãi biển đầy rác, núi non trơ trụi không có bóng cây, tụi mình dành nhiều thời gian hơn cho dọc đường, cho con lộ quê chẳng bao giờ thề thốt kiểu ta đây mang “nét đẹp tiềm ẩn” hay “vẻ đẹp bất tận”. 
Có khi phẩy tay, ờ thì chắc cũng như mấy ngã xóm mình đã từng đi cho biết, cũng vườn ruộng nằm chèo queo dưới nắng trưa, cũng cây cầu ván tạm bợ bắc qua mương rạch, cũng những bóng người ẩn nhẩn ngồi hoặc đứng trước nhà. Những người mà lần nào ngang qua tụi mình cũng thương họ đã sống một đời buồn tẻ (trong lúc đó họ thì nghĩ “con nhà ai mà giữa trưa chạy khơi phơi nắng, tội nghiệp chưa”). Nhưng tụi mình biết rằng đường xóm này không bao giờ y hệt đường xóm khác, chưa đi hết thì chưa thể nói ta đã biết rồi. Có thể con đường lên đến giữa đồng thì cụt, nhưng biết đâu nó tắt đến một cái chợ ngã ba sông, nơi mà chút nữa đây tụi mình sẽ đến bằng đường vòng.
Những làng mạc ôm đường mòn nhỏ trong lòng, bằng cách nào đó chúng không bao giờ lặp lại. Mấy quán nước cất bên chân cầu tưởng hao hao nhưng những người đàn bà ở đó trải lòng những câu chuyện khác. Chị Út ở Ba Xuyên mới đi tù về, tội chém em chồng vì giành đất, giờ chị cất cái quán để ngày ngày nhìn con mình đi học ngang qua. “Đám nhỏ nói tụi con ghê má quá”, chị kể, giọng bình thản, mắt không váng  một chút nước nào, chúng khô rồi hay đã lặn sâu. Chị chủ quán Mỹ Hòa thì đang nấu nồi cháo gà lúc tụi mình ghé qua uống ly chanh đá, “ông chồng cũ chiều nay đưa vợ ổng về thăm, dù gì thì cũng đãi đằng cho tử tế”. Đôi lúc dừng lại hỏi đường lại mở ra nhiều thân phận “Ờ cứ đi ngã này là ra tới bờ sông Cái, đừng có ghé uống nước nghen, xóm đó toàn dân cùi hủi”.  
Một ngã đường hiu hắt chẳng báo tin sẽ ngang qua một đám cúng đình. Xóm vắng vì bà con đã kéo lại đằng đình nấu nướng, nhậu nhẹt và ca hát, làm nên một lễ hội thật sự. Hôm đi đường đất Châu Thành thì có cơn mưa bất ngờ, vài người dân tốt bụng bấm chân lội bùn lầy hơn cây số gánh chiếc xe ra lộ xi măng. Bữa xuyên đồng Xuân Hiệp, giữa chừng gặp đàn trâu hàng trăm con đủng đỉnh lội qua kinh. Những bất ngờ khó đỡ dọc đường làm câu hỏi “có gì lạ phía đường mòn kia ?” không bao giờ nguội.
Biết không bao giờ đi hết những ngõ xóm đường quê chằng chịt trên đất nước này, tụi mình mở ra miền tưởng. Một bữa nào đó gió Nam thông ngọn, lần theo tiếng trống nửa xa nửa gần, tụi mình sẽ tạt vào con lộ nhỏ. Giữa khung cảnh quen quen như đã gặp hồi nào, tụi mình gặp một cái rạp treo cờ rũ. Mình nằm kia, bất động giữa nhà, nải chuối im lìm trên bụng. Con trai mình đang thoa môi son cho mẹ, lần cuối cùng. Ai đó lên tiếng, nói “bà già này lặn lội cả một đời, giờ chịu nghỉ ngơi rồi”.
Cảnh ấy trong hình dung, không vui không buồn nhưng tràn trề yên tĩnh.

Sổ tay đi đường (1)

Không nhất thiết phải đem nhiều quần áo. Có bao nhiêu kiên nhẫn tranh thủ nhét chật chỗ trống trong ba lô. Cất chúng vào chỗ tiện tay nhất bởi đi đường thường phải xài. Không ra khỏi biên giới, loanh quanh trên dãi đất này, đi có nghĩa là sống chung với bất tiện.
Như thể chạy trời không khỏi nắng, hiển nhiên như nhà xe thề thốt chạy suốt tuyến không rước khách dọc đường, nhưng họ luôn dừng xe lại đón lũ lượt người lên. Ui chao cái chị đó bộ dạng thiệt là nheo nhóc, chạy bỏ sao đành. Xe đi nửa chừng anh tài xế ghé qua nhà thăm bồ, anh ấy vào đó đủ lâu cho những mường tượng úi a úi à nóng hai gò má. Sốt ruột cũng chẳng thay đổi gì, tụi mình nhận ra sống chậm khỏe tim từ những chuyến xe kiểu vậy. Đi dạo cho thẳng cẳng chân, hoặc lấy sách ra đọc, rủ thằng nhỏ ngồi cạnh chơi mấy ván cờ ca rô. Nhiều khi cách bến đến chỉ hai cây số, xe khách tụi mình đi sẽ ghé đổ dầu, ở đó đang bày ra mâm nhậu nên anh lơ sà vào uống vài cốc, gấp gì. Đời dài lắm.
Công lý đi đường là công lý của anh lơ cùng anh tài xế, họ tính tiền gấp ba giá thỏa thuận ban đầu chỉ vì quên xăng dầu lên giá, tụi mình không thông cảm không xong. Máy bay cũng vậy, cũng cái hãng này hôm trước khách chỉ trễ năm phút họ hủy vé, giờ họ trễ nửa ngày, từ điển của các hãng bay la liệt từ “xin lỗi”, nhưng không có chữ “bồi thường” cũng như “công bằng”. Nên anh phi công có hứng chí mời bạn gái vào buồng lái vọc phá mấy cái nút điều khiển cho biết máy bay kỳ diệu làm sao, xong chụp ảnh khoe lên facebook thì tụi mình cũng chỉ có thể cười trừ thôi. Nói theo kiểu anh tài xế chạy tuyến Đồng Văn lúc làm xiếc trên con đường bên mép vực, “Ai thì cũng chỉ một cái mạng thôi. Cùng ngồi một xe, em mà có bề gì thì bọn này cũng đi đứt”. Tụi mình nhận ra rốt cuộc thì cũng có công bằng, thứ mà lúc chết chúng ta sẽ nhận được trong tình trạng cùng nằm thẳng cẳng. Ai cao sang ai hèn kém, đâu có phân biệt khi nằm dưới vực.
Những chuyến xe khách buộc ngồi lên đùi nhau sau khi không còn chỗ trống nào để kê thêm ghế, những chuyến tàu lặc lè người và nước tràn lé đé tận be, những món ăn trong sân bay đắt như thể mì tôm tẩm vàng, những quán bên đường hầm hè buộc khách nên biết điều mà đói bụng. Bất cứ người nào ưa hẹn hò với chân trời cũng đã từng trải qua những mỏi mê ấy, không phải vì xa. Và nơi xứ lạ, ai mà ngờ cả giọng nói của tụi mình cũng tráo trở hại thân, tô bún cá bị tính giá gấp đôi, xe ôm chạy đường vòng chỉ vì tụi mình nói bằng thứ thổ ngữ miệt rừng. Tụi mình có lần cũng dại chê ly nước sấu có con ruồi, lúc trả tiền mới hay ruồi chết đuối cũng đắt đỏ gần bằng ly nước. Cứ hít thở sâu là được, và nghĩ cả đời tụi mình chỉ gặp chị hàng nước ấy một lần thôi, nếu phải duyên thì thắm lại, bạc kiểu này chắc không trông mong ở lần sau rồi. Người bán hàng chắc là cũng nghĩ vậy, thu hái một lần cho mãi mãi. Mắc gì trông theo nước chảy qua cầu.
Những bất tiện đó cứ phơi ra trên con đường tụi mình đi tìm cái gọi là vẻ đẹp tiềm ẩn. Ngay cả lúc thấy mỏi mòn nhất, cũng không lấy điểm đến ra để dỗ dành mình. Xứ Việt khét tiếng chịu chơi đồ giả, kiểu như núi thật phá đi để làm núi giả, đốn trụi rừng để đắp mấy con rồng con hươu cao cổ xi măng, đánh sập cái chùa cổ hàng trăm năm để xây chùa mới sơn phết long lanh. Cảnh sắc giả trơ thiên địa kiểu vậy tụi mình gặp hoài, bất chấp có đi đến một hay hai ngàn cây số. Ngồi ru cho thất vọng thiu thiu ngủ sau một hồi dâng lên nghẹn họng, tụi mình nghĩ cái dặm đường vừa trải qua đó, nó đáng giá hơn nhiều. Đi chơi tức là chơi trên những dặm đường giữa bến đầu và bến cuối. Chơi có nghĩa là dặm dài hít bụi, ngắm cảnh vật lướt qua cho trí tưởng tượng chạy rong.
May mắn đôi khi từ tụi mình mà ra, ai cũng được nhận những cái cười trong veo của những thiếu nữ Bắc Hà má rực trong cái nắng thu sóng sánh, chỉ cần đừng ngó họ qua ống kính máy ảnh. Tụi mình chưa bao giờ nguôi hy vọng, chen lẫn giữa mớ bất tiện mang tên con - người sẽ nhận được an ủi của cỏ cây, sương đỉnh núi và mưa lưng đèo. Và xa, rất xa trong rừng thẳm hay xó núi, vẫn còn những người thuần phác, chỉ nhìn thôi mà chữa lành được bao vết thương. 

(Dạo này biến đau thương thành hành động, biến đói bụng thành tác phẩm :p)

http://www.nguyenngoctu.net/2013/08/so-tay-i-uong.html

Máy tính ngày xưa - Hay chuyện phổ cập tin học và XXX ở VN

Hôm trước mẹ kêu công ty mẹ giờ chuyển hết sang dùng Linux với Open Office, bất tiện lắm nhưng phải làm thế để tránh bản quyền. Hôm nay lại ngồi nói chuyện lần đầu dùng máy tính với mấy bạn. Cưi lăn bò và rặn ra cái note này.
~
Thực ra chuyện bản quyền windows mí lị phần mềm tầ
m 3 4 năm gn đây dân hơi giàu nưc hơi mạnh (dù xã hội chưa công bằng và cá nhân anh thấy ngày càng kém văn minh) thì mới rộ lên. Chứ trưc đây tầm ngắn là xịch năm xa hơn là 12 13 năm trước làm gì có.
Tầm 7 tuổi, anh rất là nhõng
nên được mẹ đưa lên cơ quan sut. Lên đy được sờ vào máy tính, cài windows 95. Máy có trò Ninja shadow hay gì đấy (hồi bé chỉ nhớ mỗi chứ NinJa), mình là ninja áo đ, đi có đánh kiếm phóng tiêu (tất nhiên ko phải trò Ninja cứu mẹ trên 4 nút nhoa). Chơi say mê.
Cái máy tính đ
u tiên được bố mẹ mua cho là hồi 12 tuổi. Máy Intel Pentium 2 400Mhz ổ cứng 4.3 Gb Ram 64 card màn hình 8mb màn Samsung lồi như mắt ốc với đôi loa Nicole trng cài windows 98 (người hay máy, cái gì anh yêu là anh nhớ lắm). Trưc đấy anh đã biết máy tính thế nào rồi, nhưng cm giác có đưc cái máy đầu tiên quả là sưng đe0 tả (sau có lần ăn 100 điểm lô thì cũng sướng gần bằng). Máy tính hồi đấy vẫn chia ra là 386, 486, 586 và cao nhất là 686. Có được cái máy tính là kinh khủng lắm, nhất là máy như máy của anh. Bạn bè anh nhiều lắm thì Chip Celeron, hoặc mạnh hơn nhưng làm gì có Ram khủng khiếp 64 Mb như của anh :->

Chuyện xóa mù tin họ
c: Các tưng đài và đĩa CD
Có máy tính thì tất nhiên sinh ra chuyện cài trò ch
ơi. Máy mà ko có trò chơi thì dùng làm gì. Thế là anh đi mua đĩa. Đĩa trò chơi đu tiên anh mua là đĩa mềm, có trò Ninja. Đĩa hng không chơi đưc, anh cáu format đĩa đi bán lại cho 1 thằng gần nhà. Tiền có được anh nhịn ăn sáng mấy bữa góp tiền đi mua hn đĩa CD. Cầm tiền ra hàng đĩa dõng dạc hỏi trò Đế chế (thấy mấy ông lớn lớn kêu trò này khủng khiếp lắm, ko chơi thì phí máy). Mua về hăm h cài. Cài xong hăm hở bật. Màn hình tối đen xuống vào trò. Sướng run lên. Xong tự nhiên lóe sáng, out ra ngoài windows, báo lỗi. Anh chửi bậy - chửi bằng vốn từ non nớt của 1 cậu bé ngây thơ trong sáng. Mang ra hàng bt đền chủ hàng bảo phải Cờ rách mới được. Anh hỏi Cờ rách là gì. Thế là dạy phải cóp đề cái này lên cái kia mới chạy được. Anh sáng mắt mang đĩa về nhà. Tất nhiên là chơi được. Chơi ngon, không lag tí nào. Oai đe0 tả.
(mình thấy mình còn khôn chán. Bạn tradaonline hồi mới dùng máy còn không biết copy file crack . Thế mà bây giờ code kiếc khiế
p vđ =)) )

M
ấy hôm sau xóm có thằng mua được máy. Nó không biết cài Đế chế. Anh bắt nó phải đi mua Coca cho anh, xong đứng ở phòng ngoài ko được xem anh cài vì cài trò chơi khó lắm, phải cực kỳ giỏi mới cài đưc cơ mà tao ko muốn mày xem. Thằng bé bình thường rất gấu nhưng lần này lại ngoan, cun cút đứng ngoài cửa.
Sau khi chơi AOE 1 th
ì anh chuyển sang chơi Heroes 3, Quake, Star Craft, Commandos, Half life và nhiều trò nữa. Thật là classic. Đến giờ anh vẫn chơi cả mấy trò trên, trừ Quake và Commandos. Game hồi đấy hay. Cái àny không phải hoài cổ mà là thật. Làm gì có game nào trường tồn bất tử như AOE hay Star Craft? Đồ họa tinh xảo mê ly, mà tởm nhất là game nào cũng chỉ vài trăm Mb. Anh không hiểu, không thể hiểu tại sao với trình độ kỹ thuật hồi đấy họ có thể làm games hay đến vậy? Hôm trước em anh cài Sim 2 full bộ gần chục Gb. Anh chẹp miệng ngày xưa ổ 10.2 gb của anh có hàng trăm bài hát, hàng chục trò chơi, chưa kể những phim vài chục Mb (phim-mà-ai-cũng-biết-là-p
him-gì-
đấy :-$).
Sau khi cài game thì mày mò cài phần mềm. Quay lại chuyện bản quyền. Anh thậ
t, đe0 có các anh crackers, in đĩa lậu với cả bán đĩa lậu thì dân VN giờ mù tin học ráo. Lấy đâu ra chỗ cho các bạn chém gió, chơi game, online mí lị post ảnh tự ng. Đĩa CD phần mềm nổi tiếng nhất là bộ đĩa của Phạm Hồng Phước và Lê Hoàn. Theo anh 2 bác này, cùng Cảnh Đi ca - người bẻ khóa trò Lines huyền thoại đồng hành cùng biết bao thế hệ dân văn phòng nhà nước (bố anh là thần Lines), và NVH - một cracker siêu đng mua đĩa phần mềm và cài wins nào cũng thấy tên; những ngưi này đáng được phong danh hiệu anh hùng vì phổ cập tin học. Ngoài ra vài anh hùng trong truyền thuyết nữa là cửa hàng Games Galaxy cùng hàng đe0 nào Lý Nam Đế anh chịu ko nhớ tên, vì cài bất kỳ games nào vào máy cũng thấy screen của 2 cửa hàng này. Thật là những tưng đài k vĩ, đim sáng 4000 năm. Bây giờ nghe nói 2 bác LH và PHP làm cho Echip, những người còn lại không biết đi đâu v đâu. Như bạn anh nói, những ngưi đấy là thầy dạy tin học đầu tiên cho thế hệ anh và cả trước anh. Không có những người này, hồi đấy làm gì có ai đủ tiền mua những đĩa phần mềm bản quyền hàng chục đến hàng trăm usd (mà có thì cũng ko biết mua thế nào). (Đng nói đến download trên Internet vì lúc đó down đưc cái soft 2mb to hơn đĩa mềm là kinh lắm rồi, anh em nể phục lắm rồi). Nhờ công ơn các vĩ nhân kia, bao nhiêu cu bé đã mặc cho bố mẹ kêu la ỏm tỏi, lén lút bật máy tính khi bố mẹ đi vắng, rồi cài các thể loại phần mềm , mày mò mày mò để rồi thành developers, hackers, system engineer, software engineer, product manager hay đơn gin là người biết dùng máy tính như anh và các bạn bây giờ. Kính cẩn nghiêng mình, đi đời nhớ ơn các bác crackers trên.

H
i đy mua đĩa CD là 15k. Dĩ nhiên là chẳng thằng nào có tiền mua tất cả các đĩa, nên mới có trò thằng này mua đĩa 1 thng kia mua đĩa 2, ri đi nhau, xưc đĩa bt đn. (trưc đi đĩa phần mềm sau đi đĩa xxx - tí sẽ có phần mature content). Đĩa đek nào cũng là đĩa lậu. Hàng tháng anh dành tiền mua PC World (9800đ/quyển) và cả PC World cũ. Đầu tiên là lật mấy trang cuối xem điểm game tháng này rồi mai đến trường hỏi han xem thằng nào có chưa thì mượn hoặc giàu thì phi ngay ra hàng để mua. Xong rồi lật lại mấy trang đu đ xem tin và để quệt mồm cho nước dãi khỏi chảy khi thấy mấy cái máy trong mơ như Pentium 700 ram 128 ổ 20gb hay Apple Macintosh monitor trong case trong. PC World hồi đấy viết hay, bài nào ra bài đấy. Giờ lâu lắm lắm lắm lắm lắm lắm anh ko đọc báo công nghệ của VN.
Đĩa CD cũng là công c
ụ kiếm tiền đầu tiên của anh. Hồi đấy anh học cấp 2. Bạn anh là bạn Quang nhà ở Trung Tự, có chơi với 1 chủ hàng đĩa gn nhà tên là Phương (?), hàng đĩa là Pestie ‘n’ P (đưa đủ họ tên lên để nhắn tìm đng đi). Hàng đĩa hi đấy hiếm, ông nào máy tính có ổ ghi thì được phong thánh. Nhạc thì khan vì làm dek gì có nguồn. Bạn anh nghĩ ra trò làm đĩa CD nhạc theo yêu cầu. Anh là khách hàng gần như đu tiên. Nhưng bạn anh hồi đy không expand được thị trường và làm cũng ko xuể, thế là anh nhảy vào làm cùng. 14 tuổi. Hàng ngày anh nhận list orders trong lớp, trong trường và từ bạn bè bên ngoài của anh. Mấy thằng chia nhau mỗi hôm chạy ra Chợ trời mua đĩa trng. Anh mua quen đến nỗi mỗi lần thò mặt ra là có ngay một chồng 100 CD trắng trước mặt, sau thành khách hàng thân thiết thì được tặng kèm đĩa gì-gì-đó (!). Ngoài ra có 1 thằng phải ngồi đánh máy các list bài hát, tìm ảnh đp đẽ rồi mang đi in. Xong 1 list orders thì đi trả hàng. Bọn anh bán hình như là 15k/đĩa, xong sau anh nghĩ ra trò in bìa màu với tên (thực ra là dùng word chèn chữ lên mấy ảnh FF), có thêm bìa thì thêm 7k. Bán đt như tôm tươi. Cảm giác cầm được những đồng tiền đầu tiên kiếm ra nhờ làm việc chứ ko phải bán lại đồ cũ phấn khích đe0 tả. Business chạy đến khi cô chủ nhiệm bắt được lớp khác truyền nhau đĩa xxx nên hỏi bọn anh bán phải ko. Dĩ nhiên là ko nhưng mà sau đấy cũng dừng dừng, anh tách ra làm business riêng. (nghe oai kinh, thực ra là hồi đấy tìm ra 1 source cc chùa..:”>).

Internet, ttvnol và các websites thời tiền sử
Mua máy tính chừ
ng 1 2 năm thì anh vật nài bố mẹ cài in tơ nét để lên mạng (giờ vẫn không hiểu sao mình xin được nối mạng). Lại một Cách mạng mới. Có máy tính đã kinh rồi, giờ anh còn có internet. Bạn bè trong khu nhìn cứ gọi là hết hồn. Nhìn các chú nối internet quả là thần kỳ. Modem xịn nhất bấy giờ là Model Dial-up 56kb, nhà anh chỉ dùng modem 28kb nhưng oai lắm rồi. Có lẽ nhiều bạn bây giờ không biết hoặc không còn nhớ Dial-up là gì. Hồi bấy giờ có mấy ISP là Netnam, VNN và FPT. FPT có fpt1280, VNN có vnn1269, netnam là for personal using. Nhà anh dùng Netnam (đến giờ anh vẫn thích Netnam vì service rất tốt). Mỗi lần muốn vào mạng là phải bật modem lên, gõ username passsword vào. Một dãy đèn trên modem sẽ chạy ngược xuôi nhấp nháy tán loạn, kèm theo tiếng tích tích tè tè rè rè nghe rất khó chịu nhưng anh thy như là nhạc trữ tình. Hết tích tè thì vào được mạng. Vào được mạng là đt điện thoại. Cũng vì thế nên tháng nào anh cũng bị mắng vì bao nhiêu người gọi về nhà máy đều bận, hoặc hóa đơn điện thoại lên mấy trăm nghìn. Nhưng cũng đáng bị mắng chứ, vì vào được mạng. Sau có mấy cái acc chùa là topvb và vpctn cực kỳ noỉo tiếng 1 thời, ko hiểu sao ông nào cũng biết =)). Anh em dùng chùa tận mấy tháng, sau còn có cả 1 lfile excel account chùa để dùng. Chủ tài khoản chắc là mấy CQNN, tiêu tiền ko phải nghĩ nên bao lâu ko thèm thay pass. Hồi đy anh yêu nước lắm. Thật.

Browser thời bấy giờ là IE, chắc phải 3 hoặc 4. Websites tuyền là html và ảnh jpeg. Flash không có cửa. Download thì chỉ có mỗi tool là click chuột phải chọn save target as. Ai giỏ
i hơn thì dùng Kazaa. Torrent hay IDM là cái chi đe0 ai biết.

Vào mạng thì phải lập nick YM. Thế mới biế
t Yahoo đã dominate thị trường VN từ hồi đấy. Nick YM hiện giờ của anh cũng phải 7 8 năm rồi. Lập được nick YM cũng là một kỳ công. Sau này chỉ nhờ lập nick YM hộ mà anh mấy lần anh giật được que kem thằng bạn vừa mua hay bánh caramel chưa kp đớp. Ngoài ra là tham gia forums, đọc báo, down nhạc. Đoạn này thì lại động vào vài legends nữa. Forum lớn nhất và hay ho nhất anh từng tham gia là ttvnol. (không kể 88andlife nhoa, vì đấy là sau này). ttvnol hồi đấy là một thứ gì khủng khiếp lắm, với bao nhiêu là bao nhiêu box, tên là Trái tim Việt Nam. Forum ttvnol gắn liền với báo Tin tức Việt Nam. Ngoài Tin tức Việt Nam, trên mạng chỉ còn 1 báo điện tử tiếng Việt khác là vnexpress, hay còn gọi là Tàu nhanh, nhưng anh ko thích vnexpress vì nó xấu, với lại ‘ko có forum’. Hàng ngày đọc Tin tức Việt Nam và vào ttvnol, anh quen đưc bao nhiêu là ‘người lớn’, vài người trở thành bạn bè thân và cả đồng nghiệp sau này. Mod và Admin ttvnol, cũng như ban biên tập tintucvietnam hồi đấy là thần tượng của bao nhiêu thanh thiếu niên khắp Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy ai nick đ nick cam trên forum là anh bám theo ngay, xem người ta nói gì, từng lời phun ra đều là châu ngọc. Nhất là mod mấy box Thảo luận (đời anh chỉ vào được box có vài lần vì mở ra lần nào là chỉ vài ngày sau lại bị khóa : |) Âm nhạc, Mua bán, Hỏi gì đáp nấy, và GDGT (mod box này anh kính trọng nhất!). Đến giờ vẫn phục team tintucvietnam, (nghe đồn là) chỉ có 7 người và rất trẻ (giờ vợ chồng con cái hết rồi) nhưng lập ra trang báo có lẽ là ngang ngửa vnexpress - được tài trợ bởi FPT khủng nhất bấy giờ. Sau báo Tin tức Việt Nam sập và forum ttvnol bị down, anh mất luôn thói quen đc báo điện tử với vào forum, không có gì chơi nên sinh ra đ đốn, vào mạng tìm cái mà các cậu bé đến tuổi lớn lớn rồi đều tìm. Vài năm trở lại đây có hân hạnh được gặp mặt hàng ngày tổng biên tập cũ của báo tintucvietnam và admin ttvnol. Các anh đã trở thành đại gia 8->, vẫn làm và làm sâu về Internet, và nhất là vẫn cực kỳ tanh tưởi.

Ngoài ttvnol, cũng có một số
forums và websites khác cũng đóng vai trò thay đổi internet VN. Thứ nhất là blackmoont, sau chuyển thành 1vn rồi vn99music. Mấy gb nhạc của anh phần lớn từ đây mà ra (còn lại là đi loăng quăng cóp nhặt trên box âm nhạc ttvnol). Nhạc chuẩn 64kbs (128 lúc đấy chỉ có dân chơi mới có), download vèo vèo, search bài nào cũng ra. Sau bạn bè anh tìm nhạc, ai anh cũng giới thiệu vào trang này.
Thứ hai là HVA và VHF. HVA thì giờ vẫn còn, VHF (viethacker) thì
đi vào dĩ vãng lâu lắm rồi. Nhờ 2 sites này mà bao nhiêu bạn bây giờ trở thành chuyên gia bảo mật cho các ngân hàng, ctck, công ty truyền thông hay các hệ thống lớn trên thế giới. Nhờ 2 sites này mà bao nhiêu trang gov.vn bị ăn đòn. Cũng nhờ 2 sites này mà hàng trăm sites e-commerce trên thế giới lúc đấy bị hack (lỗi SQL injection - các đàn anh chỉ dậy từng ly từng tí), hàng nghìn cc chùa bị tuồn ra, đ đến nỗi về sau VN bị ban IP khi mua hàng trên mạng, cũng như vài bạn bị CA tóm khi ship đồ về. Dĩ nhiên hồi đấy mình bé, chỉ dám reg nick post mấy bài vớ vẩn, hack (kinh!) được vài site con con ko dám khoe, chủ yếu là xem các ‘anh lớn’ ‘đàm đạo’ - giờ tục gọi là chém gió. Hacker hồi đấy theo truyền thuyết là khái niệm cao siêu lắm, phải cực kỳ đỉnh cao và nghiên cứu bao nhiêu năm mi làm đưc cơ. Sau thì chú đe0 nào cũng xưng là hách cơ, dù ch là thay được giao diện mấy forum làng. Disconmaire. Cảm giác như Songoku luyện mãi mới thành Siêu Xayda được, sau tự nhiên đ đâu ra 1 đống Siêu Xayda.
Thứ 3 là những host nhạc hay software lẻ của bạn bè, hay những phần mềm download thời tiền sử
như Kazaa. Ai sở hữu 1 host hay đơn giản là tìm ra một source nhạc / soft hồi đy đều là hot boys cả. Các bạn các em cứ gọi là í ới liên tục, nhờ vả anh ‘up cái này’ hoặc ‘down cái kia’.
Giờ thì anh vẫ
n chưa phi hacker, nhưng hàng ngày tiếp xúc và làm việc với mấy bạn giỏi kinh, kiểu bố của hacker, ngoài ra còn được làm product ở mấy sites tổng ra cũng phải tờ riệu thành viên. Kỏa là khoái lạc.
Bonus: Mature content
Bonus 1 - Phổ cập XXX thuở
ban sơ hay Hội những ngưi đã từng phát cuồng vì CGT
Phần này chỉ dành cho anh em 7x 8x hoặc chị em ‘nhớn cả rồ
i’.
Nói đ
ến máy tính, cụ thể là đĩa mềm và internet thuở sơ khai đấy thì phải nói đến Cô giáo Thảo =)) Mình không nghĩ bạn nào 8x mà không biết đến đệ nhất kỳ thư vô tiền khoáng hậu này.
Nhờ có mấ
y cái đĩa mềm 1.44Mb và Internet (nói thẳng là ctt =)) ) mà biết bao nhiêu bản CGT đã được hàng nghìn hàng trăm nghìn học sinh sinh viên VN truyền tay nhau để cắm vào máy tính đọc, hoặc in ra để bán cho thằng khác. Anh nhớ CGT đã tạo ra một cuộc Cách mạng xxx (anh gọi là Cách mạng xxx 1 - 6 7 năm sau có Cách mạng xxx 2 là HTL), bạn bè anh và bạn bè của anh anh thằng nào cũng đọc, HHT có bao nhiêu phóng sự về truyện này. Ông nào đi in hoặc photo ra thì ngang nhiên cắt cổ bạn bè bán 40k/tập. Thằng nào chưa đọc thì tiếc hùi hụi, như bạn anh phải chờ tới 7 thằng mới được cầm trên tay tập truyện photo, lúc đy đã nát bươm, lén lút ngi đc say sưa đến mức bố về đng đng sau đọc cùng mãi mà ko biết. Nhờ CGT ctt trở thành đim đến của bao thanh niên, kéo theo sự bùng nổ của truyện, phim game cùng dòng khác. Sau đấy có nhiều chú bập bẹ viết truyện nhưng tuyn là chém gió và tưng tượng, chẳng có bộ nào kết cấu chương hồi từng lessons đy đ công đoạn from beginner to expert và cốt truyện logic như vậy nữa. Mới đây có 1 thanh niên 8x giám đốc sáng ngời lập Hội những ngưi đã từng phát cuồng vì CGT. Thế mới biết huyền thoại sau bao năm vẫn là huyền thoại.
Ngoài truyệ
n là phim. Băng VHS và đĩa CD là những vật đã dẫn dắt cả một thế hệ thanh niên 8x VN vào đi. Băng hay đĩa ‘kiu đy’ đu có đc điểm là cũ bẩn bôi xóa lem nhem và ghi tên là Hoạt hình Đôrêmon (!) or smt like that. Tội nghiệp bạn Đoremon suốt ngày bị lôi ra làm bình phong cho băng đĩa xxx =)) Kinh điển bấy giờ là Tarzan và Bạch Tuyết. Tất cả mấy bạn ngồi với anh trưa và ti nay đều thừa nhận đã xem 1 trong 2 phim này vào ‘lần đầu tiên’. Anh không biết có zai nào anh quen mà chưa xem phim xxx. Dừng chuyện phim ở đây.
V
ì tàng trữ những thứ như vậy trong máy nên hầu hết các bạn đều luyện được trò ẩn file, giấu sau hàng chục lớp thư mục, xóa Internet explorer history và quan trọng nhất là tắt máy trong 30s khi có động (bố mẹ về hoặc gõ cửa). Âu cũng là luyện phản xạ.

Bonus 2 - Tất cả
đàn ông đu (đã từng) xem phim xxx
Đ
ọc cái này trên Tàu nhanh thấy buồn cười và có tí liên quan
" Các nhà khoa học thuộ
c trưng đại học Montreal (Canada) đã thực hiện một cuộc khảo sát về tỷ lệ nam giới chưa tng xem phim tươi mát, nhưng họ không tìm thấy ai cả." http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/07/3BA1E6FB/
Ngồi cafe nói mấy chuyện ngày xưa và xem phim/ảnh XXX lần đầu thấy zai nào cũng hứng khởi kể rất nhiều, trốn bố xem ra sao, băng đĩa chuyền nhau lén lút thế nào. Có lẽ bạn nào nên làm một cái research kiểu này cho đàn ông VN. Khéo lại lôi ra ối chiện.

~

Nghĩ lại thấy anh thấy mình thật may mắn vì
được sống và trải qua thời kỳ sơ khai của internet và máy tính tại VN. Ngày xưa tìm mọi cách để nâng cấp máy hoặc lén lút xem phim, giờ hàng ngày anh lại kiếm sống nhờ máy tính và internet, lập ra bao nhiêu chức năng để cấm và xóa những domain và user post ảnh / link xxx lên sites, ngán ngẩm đến mức nhìn thấy là del ko phải nghĩ. Tức là đang làm đúng những việc mà các ‘idols’ ngày xưa đã làm. Nhưng idols thi đy, dù cho bao năm nữa, vẫn là idols.


(Sưu tầm)

Gánh đàn bà ( dành cho các nàng chuẩn bị lấy chồng)

Khi em mười tám đôi mươi, em có tất cả ưu thế để người khác giới phải nâng niu. Dĩ nhiên là vậy. Tóc em dày, bàn tay khiến cả em cũng phải thán phục bởi sức sống thanh xuân của nó. Dáng em thon, em tự tin với mỗi bước đi của mình khi tóc tràn trên tấm lưng con gái óng ả. Da em tươi, không gì tươi hơn khi mắt mày nổi bật lên như những nét vẽ mịn màng. Hơi thở em thơm, như hoa đồng, như gió nội, từng nhịp thở háo hức không gì ngăn nổi.

Người yêu hết lời khen tóc em đẹp, da em mát, mắt em sáng, môi em hồng. Dĩ nhiên là vậy. Anh ấy hay ôm xiết em để cả hai không còn gang tấc cách trở nào, anh ấy hay níu tay em khi đi qua chỗ khó, điều anh ấy thích nhất là bồng em lên đi một đoạn dài dưới trăng. Những nụ hôn ma mị, sự mê hoặc của thịt da và những khát khao bị giới hạn khiến con người ta quay cuồng dịu ngọt. Nhờ anh ấy mà em biết mình duy nhất đẹp, duy nhất đáng yêu, duy nhất được tôn thờ. Cuộc sống bồng bềnh như trong mơ, như thiên đường, như sách vở.

Đám cưới và trăng mật, không gì xác đáng hơn hai từ trăng mật cho những ngày em anh. Không khi nào anh quên đặt mái đầu em lên cánh tay anh, chị gái đùa sao không thêu hai con bồ câu lên đó để khỏi sắm áo gối, đỡ tốn! Nhìn má cười, nhìn chị gái cười và nhìn bạn bè của chị cùng cười, em biết họ đã qua những ngày nồng nàn như vậy.

Những bài học về nghĩa vụ loáng thoáng nghe, từ khi chưa hôn nhân, lũ lượt hiện ra không giáo trình, không giờ giấc. Nó khá êm ái khi em còn son rỗi nhưng thúc bách dần lên khi em làm mẹ. Dĩ nhiên tóc em bắt đầu thưa, da em bắt đầu tối, mắt em bắt đầu sạm và người em bắt đầu có mùi vị mang tên “nỗi trần ai đàn bà”. Má nói đã thấm gì đâu, chị gái cũng nhắc chừng đã thấm gì đâu và má chồng cũng cảnh báo nào đã thấm gì đâu.

Cũng từ đó, anh không còn ôm xiết em mỗi khi vợ chồng tỉ tê tâm sự, anh không còn say mê hít hà mái tóc tiên bồng của vợ, anh không còn nhớ đưa cánh tay ra mỗi khi vợ chồng bên nhau, thậm chí anh còn xách gối sang giường khác khi con nhỏ khóc đêm. Em đã rơi từ thiên đường xuống. Lúc ấy, em mới vỡ ra rằng, thời gian bồng bềnh mật ngọt thật ngắn ngủi so với cả đời người. Má thản nhiên buồn, chị gái thản nhiên trấn an, má chồng thản nhiên bỏ qua, em tự biết rằng những người ruột thịt ấy cũng đã từng bay lên và rơi xuống.

Em đã đi qua rất nhiều khúc quanh của đời mình, không nhớ hết, không đếm xuể. Anh đã ở đâu trong những thời điểm ấy? Dĩ nhiên anh vẫn song hành nhưng em vẫn thấy mình thiếu một tay vịn. Anh là chồng khi ngồi vào bàn trong những bữa cơm, nhưng anh giống một người khách khi đứng lên để ra với chiếc tivi lúc nào cũng sẵn chương trình bóng đá. Anh là ông chủ khi nhà có khách, nhưng anh cũng là khách nốt khi yêu cầu vợ thế này thế kia. Anh là cái nóc nhà như quy ước, như định nghĩa, nhưng em vẫn thấy mình một mình với sinh kế và mọi thứ không tên giữa đất trời giông gió nắng mưa.

Má an ủi phụ nữ mình là vậy, chị gái chép miệng thế hệ em còn được chồng cưng chồng lo, riêng má chồng thì cao giọng: “đời tôi còn phải làm dâu tứ đại đồng đường, đầu tắt mặt tối, chứ nào biết phấn son họp hành suốt ngày như ngữ các cô!”.

Không biết từ bao giờ em thấy đá cũng phải mềm dưới những bước chân mình. Không kêu ca, không đòi hỏi, đường trường gánh nặng, em bỗng thấy mình ít giá trị đi nếu không có cái gánh đàn bà trên vai. Em nhìn quanh không phải để so bì, mà để ghi nhận mình đã hòa tan hay dị biệt trong thế giới đàn bà của mình. Chỗ ngồi ưa thích của em là góc công viên nhỏ sau giờ thể dục sáng. Em thấy một phụ nữ trẻ ngồi sau chồng báo cao tới ngực trên chiếc honda cũ, đúng giờ bất kể nắng mưa, da sần tóc cháy nhưng tháo vát hơn cả đàn ông. Em thấy người phụ nữ lau dọn cầu thang da xanh rớt và chạnh nghĩ lẽ nào cuộc đời đã chơi khăm đến vậy một người từng da sáng tóc thơm? Em thấy và em thấy, ai cũng lặn ngụp trong bể trong dâu mà mấy người được bình ổn như mình?

Em thấy một chàng trai ôm xiết cô gái của cậu để cả hai không còn khoảng cách nào trên ghế đá. Em thấy một chàng khác trong tiệm cà phê tận tuỵ khuấy ly nước cam cho cô bạn gái. Em thấy một cậu khác mãn nguyện khi được trả tiền nước cho người yêu. Em cười tủm, hãy tận hưởng đi, thời gian mật ngọt này ngắn ngủi lắm cho cả hai người. Rồi cô gái sẽ rơi xuống từ ngọn cây thiên đường, rồi cậu chàng sẽ lầm lụi và cáu gắt vì sinh nhai. Chiến tranh đã sinh ra đàn bà gánh vác và chiến tranh cũng đã sinh ra những người đàn ông quen yêu cầu cao với hậu phương của mình. Em khẽ nắm tay anh, chúng ta hai con người đã đi qua mọi buồn vui riêng tư và thế sự, và em thấy, mình dù sao cũng nhiều may mắn hơn rất nhiều người

Dạ Ngân

[Android]Hướng dẫn sử dụng Google Cloud Messaging for Android

Logo của Google Cloud Messaging
GCM hay Google Cloud Messaging là một dịch vụ cho phép gửi dữ liệu từ máy chủ của bạn đến các thiết bị Android của người dùng, và ngược lại. GCM hoàn toàn miễn phí và không giới hạn băng thông. Dịch vụ hoạt động trên các gói dữ liệu có dung lượng nhỏ hơn 4kb và tin nhắn tới thiết bị Android là tức thời (Push-notification).
GCM là phù hợp cho việc xây dựng các ứng dụng nhắn tin tức thời hoặc tương tác giữa người dùng và nhà phát triển ứng dụng. Ví dụ: 

  • Thông báo tới thiết bị Android của người khi có một Email mới.
  • GCM gửi thông báo tới người quản lý khi có Một đơn đặt hàng trên trang Web của họ.
  • Gửi tin nhắn tới cả một cồng đồng như : cồng đồng nhân viên thuộc cùng một công ty, học sinh hoặc phụ huynh của một trường học với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất.

Để hiểu rõ về GCM, bài viết ngày hôm nay của Tuần Báo Ubuntu Việt sẽ giới thiệu về cách tương tác giữa Ubuntu và Android đơn giản qua GCM.

Note: Bài viết có sử dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng của Google Dev và http://sagark.org

1) Lấy API KEY của GCM
Đầu tiên, bạn cần đăng ký Google Cloud Messaging bằng tài khoản Google của bạn. Truy cập Google Console tại: https://cloud.google.com/console/project

a. Nếu bạn chưa tạo một dự án API nào, nhấp vào “Create Project”.
b. Cung cấp một tên dự án và nhấn Create.
c. Một khi dự án đã được tạo ra, một trang xuất hiện hiển thị ID dự án của bạn và số lượng dự án. Ví dụ, số dự án: 670.330.094.152
d. Copy số ID Project này. Bạn sẽ sử dụng nó như GCM sender ID.

Sau đó, bạn cần kích hoạt GCM:
a. Trong thanh bên trên bên trái, chọn API & auth.
b. Trong danh sách hiển thị các API, phần Google Cloud Messaging for Android chuyển đổi sang ON.

kích hoạt Google Cloud Messaging trong dự án của bạn

Lấy API Key:

a. Trong thanh bên trên bên trái, chọn API & auth> Credentials.
b. Trong phần Public API access, nhấp vào Create new key.
c. Trông hộp thoại Create a new key, nhấp vào Android key.
d. Trong hộp thoại cấu hình kết quả, bạn có thể cung cấp chứng nhận SHA1 hoặc bỏ trống.
e. Nhấp vào Create.
Trong trang mới, sao chép Api Key.

Vậy là chúng ta có được ID Project và API KEY. Hãy sao chép nó, chúng ta sẽ dùng nó vào bước tiếp theo.

API Key và ID Project


2) Mã nguồn cho Server
Tải xuống mã nguồn server mà chúng ta sẽ tải lên Server tại:
 https://github.com/sagark/snapnotify-server/zipball/master
Giải nén và mở file snapserver.settings, sau đó thay thế:

* YOUR_API_KEY= số API KEY của bạn
 * YOUR_SENDER_ID = số ID Project của dự án vừa tạo

Lưu file. Chuyển đến bước 3.

3) Đăng ký Server và tải mã nguồn chương trình lên server
Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng trang Heroku để lưu trữ mã nguồn và làm Server. Đăng ký một tài khoản miễn phí tại https://dashboard.heroku.com và một tài khoản GitHub tại https://github.com

a) Tải xuống và cài đặt Heroku Toolbelt – trình quản lý Heroku trên Ubuntu bằng lệnh:

wget -qO- https://toolbelt.heroku.com/install-ubuntu.sh | sh

b) Mở Terminal, chuyển về thư mục chứa mã nguồn server mà chúng ta đã tải ở bước 2. Đăng nhập Heroku bằng lệnh:

heroku login

Dùng tài khoản Heroku của bạn để đăng nhập. Chạy tiếp 3 lệnh sau:

git init
git add .
git common -m 'init'

Đăng nhập bằng tài khoản GitHub vừa đăng ký.
Tạo một ứng dụng Heroku bằng lệnh:

heroku create [name]

[name]= tên của ứng dụng của bạn. Ví dụ của tôi: heroku create ubuntu-viet-push-android
Sau bước này một ứng dụng Heroku được tạo ra có dạng địa chỉ: http://exam.herokuapp.com
Mở lại file snapserver.settings và thay thế:
* url=địa chỉ heroku app của bạn
Lưu file.
c) Tải lên mã nguồn bằng lệnh:

git push heroku master

Sau khi tải xong, kích hoạt server:

heroku ps:scale web=1

d) Kiểm tra server bằng truy cập địa chỉ server heroku của bạn. Bạn thành công trong việc thiết lập server nếu thấy có thông báo ““Welcome to snapnotify-server! Your server is now running at: http://URL_HERE:PORT_HERE””

Kiểm tra server heroku

4) Tải Client và cấu hình cho thiết bị Android
Bạn có thể dùng chương trình SnapNotify.apk. Mở chương trình:
 Server Location= tên địa chỉ server heroku của bạn+”/register'
     Sender Id= số ID Project
Lần lượt nhấn nút “Set Prefs” và nút ““Reregister”

5) Gửi tin từ Server
Để gửi tin đến thiết bị Android, mở Terminal và chạy lệnh dưới cấu trúc sau :

curl -d "Test Message, Welcome to Google Cloud Messaging. : )" "http://YOURSERVER/message"

Nếu bạn thành công, thiết bị Android của bạn sẽ có tin nhắn dưới dạng push-notification.

Thử nghiệm gửi tin tới Android qua GCM


Chúc bạn thành công @